SỰ KHÁC BIỆT GIỮA GIẤY VẼ BÌNH THƯỜNG VÀ GIẤY MÀU NƯỚC, TẠI SAO GIẤY MÀU NƯỚC ĐẮT HƠN? [HAMI SHARE]

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA GIẤY VẼ BÌNH THƯỜNG VÀ GIẤY MÀU NƯỚC, TẠI SAO GIẤY MÀU NƯỚC ĐẮT HƠN? [HAMI SHARE]

Giấy cũng có rất nhiều loại. Tại sao lại có những loại giấy 500đ/tờ mà lạo có những loại hàng chục nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn chỉ cho 1 tờ? Hãy cùng HAMI tìm hiểu nhé.

Lỗi sai phổ biến nhất………

Một lỗi sai (rất dễ sửa) mà rất nhiều bạn đã mắc phải khi bắt đầu làm quen với màu nước chính là sử dụng nhầm loại giấy. Có thật là giấy nào cũng như nhau không? Nếu bạn nghĩ vậy, thì bạn đã lầm và tranh của chúng mình sẽ bị hỏng nếu không sử dụng đúng giấy đó. Điều này không hề phụ thuộc vào kĩ năng hay trình độ của bạn, HAMI đã phát hiện ra điều này một cách tình cờ thông qua các khách hàng của tụi mình. Chúng ta không thể vẽ sơn dầu hay acrylic lên giấy viết, mà phải vẽ trên toan, đúng không? Nhưng lại có rất nhiều bạn cũng quên rằng, màu nước cũng cần một loại giấy chuyên dụng cho nó. Vậy, điểm khác biệt giữa giấy màu nước và những loại giấy bình thường khác là gì?

(ảnh: Strathmoreartists)

 

Tất cả loại giấy không được tạo ra như nhau………

Vì thời gian có hạn, HAMI sẽ so sánh với 3 loại giấy khác nhau: giấy viết thông dụng, giấy vẽ (drawing paper) và Bristol Paper (một loại giấy thường được dùng để vẽ với copic markers hay vẽ bức tranh inking).

NGUYÊN NHÂN #01: Độ dày/Trọng lượng của giấy

Nguyên nhân đầu tiên (và là nguyên nhân rõ ràng nhất) khiến giấy màu nước khác biệt với những loại giấy khác chính là trọng lượng của nó. Trên vỏ của giấy màu nước bạn sẽ luôn tìm thấy những con số như 140lb hay 300g - đây chính là trọng lượng của giấy. Nó có nghĩa là, trong quá trình làm giấy - 1 chồng 500 tờ đầy đủ sẽ nặng 140 pounds. Và nếu trọng lượng giấy càng cao thì giá thành của giấy cũng càng cao như mọi người có thể đoán được. 140lb hay 300g chính là độ dày tiêu chuẩn của giấy màu nước, là độ dày phổ biến và thường được sử dụng nhất. Khi so sánh giấy viết và giấy vẽ (drawing paper) - bạn cũng thấy trọng lượng nó mỏng và nhẹ hơn rất nhiều so với giấy màu nước. 

NGUYÊN NHÂN #02: Chất liệu tạo ra giấy

Lý do thứ 2 khiến giấy màu nước khác những loại giấy khác chính là do chất liệu tạo ra nó. Hầu hết những loại giấy thông thường được làm từ bột gỗ tái chế hoặc mix với 1 chút giấy cotton - để tạo bề mặt siêu mịn và mỏng. Hơn hết, giấy màu nước - vì nó sử dụng nước - cần thấm hút hơn so với giấy truyền thống. Chính vì lẽ đó nó được làm bằng cotton đan xen vào nhau trong sợi của nó. Đây cũng là lí do vì sao giấy màu nước không bị cong vênh hay thấm nước nhanh như những loại giấy truyền thống khác như là giấy viết, giấy vẽ hay giấy bristol (dù giấy bristol có dày hơn khi so sánh với 2 loại giấy kia). 

  • Giấy màu nước thường là acid-free để tránh phản ứng đổi màu giấy, khiến màu bị đổi hay giấy bị ngà đi theo thời gian (acid free là oxit axit, màu là oxit bazo). 

  • Giấy màu nước được tráng 1 lớp Sizing - ngăn màu không thấm hút quá nhiều dưới lớp giấy, màu sẽ ở trên bề mặt đủ lâu trước khi từ từ ngấm xuống giấy và khô. Lớp Sizing cũng giúp ta có thời gian đủ lâu để dùng các technique như lấy màu (lifting) hay rửa màu (wash). Khi giấy mốc, chính là giấy đã bị mất lớp Sizing này.

NGUYÊN NHÂN #03: Kết cấu bề mặt (texture)

(hotpress/coldpress/rough)

Cuối cùng, texture của giấy màu nước chính là điều khiến giấy màu nước khác biệt với các loại giấy khác, đây chính là chìa khóa khi thực hành vẽ với màu nước. Khi giấy có càng nhiều texture - màu sẽ loang trên giấy tốt hơn - 1 trong những điều khiến giấy hotpress hay coldpress khác nhau. Mọi người có thể tự thử nghiệm khi vẽ trên giấy Bristol - có bề mặt hoàn toàn mịn (1 điều rất quan trọng khi vẽ với màu makers hay mực do bề mặt có ít texture nên mực có thể lên mượt và rõ chi tiết). Tuy nhiên, khi dùng màu nước trên giấy có bề mặt mịn như vậy sẽ rất khó kiểm soát được lượng nước, nước thấm xuống giấy nhanh hơn ( vì thường các texture trên mặt giấy sẽ giữ 1 lượng nước rất nhỏ lại, khiến chúng ta dễ dàng điều khiển nước).  

  • Giấy màu nước có 3 loại texture:

  • hotpress (dùng để vẽ điểm, vẽ nhiều chi tiết, line nhiều, vẽ tranh sử dụng màu trong trẻo - như vẽ kiểu minh họa, đồ họa).

  • coldpress (đặc tả, chồng lớp). 

  • rough (dùng để vẽ texture vật tốt hơn, loang tốt hơn thường được sử dụng khi vẽ khổ lớn - A2 trở lên giấy rough được các artist chuyên nghiệp sử dụng rất nhiều).   

(ảnh: Ken Bomley Art Supplies)

Giấy texture càng nhiều: màu loang tốt hơn, chậm khô hơn, đễ điều khiển lượng nước hơn. 

Một số loại giấy màu nước phổ biến hiện nay.....

Vậy, mọi người hãy cùng HAMI điểm qua 1 vài loại giấy phổ biến hiện nay nhé! HAMI sẽ phân ra làm 2 loại là student grade và artist grade.

Student Grade

  • Giấy màu nước Happy
  • Giấy màu nước Baohong
  • Giấy màu nước Leyton
  • Giấy màu nước Nabii Aqua

Artist Grade

  • Arches
  • Moulin du roy
  • Fabriano Artist Paper
  • Canson Heritage W&N
  • Saunders Waterford
Credit: Watercolormisfit.com

Cửa Hàng Họa Cụ HAMI ART

Hotline: 098 248 0906

Theo dõi các hoạt động giúp bé sáng tạo tại Fanpage của HAMI ART: https://www.facebook.com/hoacu.hami

← Bài trước Bài sau →
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Lên đầu trang